![]() Hiện chưa có sản phẩm |
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Mỗi khi cài đặt mới lại Windows (Windows 7, Windows 8.1, Windows 10 hay Windows 11) cho máy tính, một trong những bước tiếp theo quan trọng và cần thiết đó chính là cài đặt Drivers cho máy tính PC/Laptop. Nếu như không cài đặt được đủ các drivers, máy tính của bạn sẽ không thể sử dụng được các chức năng bình thường được.
Thời gian trước, việc tìm và cài đặt Driver cho máy tính rất khó khăn và “cực khổ” thế nhưng hiện nay đã có khá nhiều giải pháp đơn giản để cài đặt cách drivers cho máy tính bàn PC hoặc cả các dòng Laptop như Acer, Asus, Sony, HP, Tosiba, Samsung, Lenovo, Dell,…
Trước tiên, bạn chọn chuột phải vào biểu tượng MyComputer hoặc ThisPC >> tiến hành chọn Manage.
Tại giao diện Computer Management, bạn chọn vào Device Manager.
Tại đây, những Drivers nào xuất hiện dấu chấm than màu vàng nghĩa Driver đó chưa được cài đặt.
Nếu như bạn không thấy dấu chấm thang nào xuất hiện nữa, nghĩa là bạn đã cập nhật đầy đủ các Drivers cho máy tính rồi đấy.
Nếu như bạn đang sử dụng các dòng Laptop, bạn có thể tải và cài đặt Drivers cho Laptop của bạn thông qua các trang dưới đ
Để cài đặt Drivers cho Laptop bất kỳ, trước tiên bạn cần xem mã hoặc ký hiệu dòng Laptop mà bạn đang sử dụng. Sau đó nhập vào trang cài đặt Drivers từ trang chủ của nhà sản xuất
Đối với máy tính bàn PC
Để cập nhật Drivers cho máy tính để bàn, các bạn cần mở thùng máy CPU ra và xem tên Mainboard đang được sử dụng. Sau đó, tiến hành tìm kiếm driver với từ khóa “Drivers + Tên Mainboard”.
Tiếp đến, bạn chỉ cần vào trang chủ của nhà sản xuất và tiến hành tải và cài đặt Drivers cho máy tính.
Ngày nay, các phần mềm tự động cập nhật Drivers cho máy tính đang trở nên rất phổ biến và được khá nhiều kỹ thuật viên sử dụng, vì nó giúp tiết kiếm thời gian và đồng thời có thể cập nhật được cả các dòng máy cũ cũng như các thiết bị khác.
Với phần mềm tự động, bạn có thể dễ dàng cài đặt drivers đầy đủ cho máy tính mà không phải làm gì nhiều. Đơn giản, bạn chỉ cần nhấn vào một vài nút và chờ đến khi quá trình cài đặt hoàn tất.
Hiện tại, các phần mềm tự động cập nhật Drivers được chia làm 2 dạng: Cài đặt Drivers Online và cài đặt Drivers Offline
Trên đây là bài viết chi tiết những cách cài đặt Drivers cho máy tính PC và Laptop mà bạn có thể sử dụng và cũng tùy theo trường hợp cũng như tình huống mà bạn có thể linh hoạt chọn các cách khác nhau.
Hy vọng với bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn mỗi khi tiến hành cài đặt Driver cho máy tính và nếu như có góp ý hoặc câu hỏi nào khác liên quan, đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần nội dung dưới đây.